Pages

Monday 8 December 2014

Tư vấn thủ tục đầu tư nước ngoài

Công ty tư vấn Việt Luật hướng dẫn thủ tục tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với những nội dung cụ thể như sau : 

tu-van-thu-tuc-dau-tu-nuoc-ngoai

I. THỦ TỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài
Các dự án đầu tư trực tiếp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải tiến hành thủ tục đăng ký hay thẩm tra đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền tại Việt Nam để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án thuộc diện đăng ký đầu tư
Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo Điều 29 Luật Đầu tư và Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà Đầu tư nước ngoài.
1. Hồ sơ đăng ký đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
2 . Hồ sơ đăng ký đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài có gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế (theo mẫu)
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh)
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Lưu ý:
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào tỉnh/thành phố phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thủ tục đăng ký đầu tư
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư:
Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên;
Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo Điều 29 Luật Đầu tư và Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài;
Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư.
1. Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư
1.1 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.1.1 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà Đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với các nhà đầu tư là cá nhân
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
1.1.2 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với các nhà đầu tư là cá nhân
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh)
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
1.2 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.2.1 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.2.2 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh)
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.3 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.3.1 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận Đầu tư (theo mẫu)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với các nhà đầu tư là cá nhân
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.3.2 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với các nhà đầu tư là cá nhân
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh)
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
2. Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư
2.1 Thủ tục thẩm tra thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
Bước 1
Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó ít nhất có 1 bộ hồ sơ gốc đến Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố
Bước 2
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ
Bước 3
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình
Bước 4
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư
Bước 5
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý, Văn phòng Chính phủ thông báo bằng văn bản ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về dự án đầu tư.
Bước 6
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do
2.2 Thủ tục, quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Bước 1
Nhà đầu tư nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư 8 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc; nộp cho Ban Quản lý 4 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc (đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư).
Bước 2
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ
Bước 3
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình
Bước 4
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 5
Đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý tổng hợp ý kiến các cơ quan được hỏi ý kiến để quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, tuỳ từng trường hợp cụ thể nhà đầu tư có thể không phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
1. Các dự án không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
-        Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây: Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn.
2. Các dự án phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
2.1 Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh đối với các dự án sau đây: Dự án thuộc diện đăng ký điều chỉnh gồm các dự án có vốn đầu tư nước ngoài mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
2.2 Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
Bước 1
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc

- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc

- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thành lập công ty liên doanh trong trường điều chỉnh dự án dẫn đến thay đổi nội dung hợp đồng liên doanh;

- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh trong trường điều chỉnh dự án dẫn đến thay đổi nội dung hợp tác kinh doanh;
- Bản sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp trong trường điều chỉnh dự án dẫn đến thay đổi nội dung Điều lệ doanh nghiệp.
Bước 2
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong trường hợp
3. Các dự án phải làm thủ tục thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
3.1 Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây: Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc diện thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư.
3.2   Thủ tục, hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
Bước 1
Nhà đầu tư nộp hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư tại cơ quan cấp giấy Chứng nhận đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;
- Bản giải trình lý do điều chỉnh;
- Những thay đổi so với nội dung thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thành lập công ty liên doanh trong trường hợp điều chỉnh dự án có thay đổi nội dung hợp đồng liên doanh;
- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh trong trường hợp điều chỉnh dự án có thay đổi nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Bản sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp trong trường hợp điều chỉnh dự án có thay đổi nội dung Điều lệ doanh nghiệp.
Bước 2
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổ chức thẩm tra những nội dung điều chỉnh và đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chuyển đổi hình thức đầu tư của dự án có vốn đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài
1 Dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư được chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác đã được quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư
2 Dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc chuyển đổi theo quy định về đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3 Thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
Việc chuyển đổi hình thức đầu tư gắn với việc chuyển đổi hình thức công ty phải tuân thủ các quy định về chuyển đổi công ty của pháp luật về doanh nghiệp
Bước 1:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp đồng hợp tác kinh doanh phải gửi cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư hồ sơ chuyển đổi hình thức đầu tư bao gồm:

- Bản đăng ký/đề nghị chuyển đổi (theo mẫu)
- Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông hoặc thỏa thuận của các bên hợp doanh (đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển đổi hình thức đầu tư;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp chuyển đổi; hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Bước 2:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra quyết định điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và thông báo cho doanh nghiệp
Lưu ý
Quyết định của hội đồng thành viên doanh nghiệp liên doanh hoặc quyết định của nhà đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài), thỏa thuận của các bên hợp doanh (đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển đổi hình thức đầu tư phải thông báo cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định được thông qua.
Đăng ký lại, chuyển đổi Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1 Đăng ký lại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 01/7/2006 tại địa bàn tỉnh có thể tiến hàng đăng ký lại theo thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư theo Luật Đầu tư. Đăng ký lại phải được thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày 01/07/2006.
1.1 Các hình thức đăng ký lại doanh nghiệp
- Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu đăng ký lại thành công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư đăng ký lại thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại thành Công ty cổ phần.
1.2 Trình tự, thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp
Bước 1
Doanh nghiệp đăng ký lại nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố. Hồ sơ đăng ký lại bao gồm các tài liệu sau:

- Bản đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư (theo mẫu);
- Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp sửa đổi phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập (theo mẫu);
- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thành lập công ty liên doanh;
- Trường hợp khi đăng ký lại, doanh nghiệp có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư, thì trong hồ sơ còn bao gồm các tài liệu tương ứng với nội dung điều chỉnh.
Bước 2
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới; nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản.
2 Chuyển đổi doanh nghiệp
2.1 Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp
- Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu trở lên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại
2.2 Điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp
- Doanh nghiệp chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đối với từng trường hợp chuyển đổi.
- Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là cổ đông sáng lập
2.3 Trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp
Việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể được tiến hành đồng thời với việc đăng ký lại hoặc sau khi doanh nghiệp đăng ký lại
Bước 1
Nhà đầu tư nộp hồ sơ chuyển đổi tại Sở Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm các tài liệu sau:

- Bản đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (theo mẫu);
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp
- Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp chuyển đổi và của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi;
- Thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp chuyển đổi;
- Phương án sử dụng lao động;
- Thời hạn thực hiện chuyển đổi.
- Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh
Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp có bổ sung thêm thành viên mới thì trong hồ sơ còn bao gồm:

- Đối với thành viên mới là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với thành viên mới là pháp nhân: bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của pháp nhân; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
- Đối với thành viên mới là pháp nhân nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi pháp nhân đó đã đăng ký, không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
- Trường hợp khi chuyển đổi, doanh nghiệp có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư thì trong hồ sơ chuyển đổi còn bao gồm các tài liệu tương ứng với nội dung điều chỉnh.
Bước 2:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản.
Lưu ý:
Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua quyết định.
2.4 Đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp trong trường hợp có cam kết chuyển giao không bồi hoàn
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản đã đầu tư sau khi kết thúc thời hạn hoạt động cho Chính phủ Việt Nam được đăng ký lại, chuyển đổi theo thủ tục như trên nếu việc đăng ký lại, chuyển đổi không làm thay đổi nội dung cam kết về chuyển giao không bồi hoàn đối với dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư.
- Trường hợp đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có thay đổi nội dung liên quan đến việc chuyển giao không bồi hoàn thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Điều chỉnh giấy phép đầu tư đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại và các giấy tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không đổi Giấy chứng nhận đầu tư
1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 01/01/2006 có quyền thực hiện không đăng ký lại. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ
2 Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không đổi Giấy chứng nhận đầu tư, nếu có nhu cầu, được xem xét điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
3 Hồ sơ điều chỉnh, trình tự, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh được thực hiện theo các quy định về điều chỉnh dự án đầu tư tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Trong đó, Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh giấy phép đầu tư sử dụng theo mẫu MĐ-16
4 Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận đề nghị điều chỉnh Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp, hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận điều chỉnh này là một bộ phận không tách rời của Giấy phép đầu tư
5 Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra văn bản chấp thuận mà không cần điều chỉnh Giấy phép đầu tư đối với các trường hợp điều chỉnh sau đây
- Mở văn phòng giao dịch, kho hàng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm (không mang tính sản xuất) trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Thay đổi địa điểm trụ sở chính trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trình tự, thủ tục đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư
Việc đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 1 tháng 7 năm 2006. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có yêu cầu thì thực hiện thủ tục đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 1
Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố. Hồ sơ đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Bản đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
- Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh.
Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì trong hồ sơ còn kèm theo các tài liệu tương ứng với yêu cầu điều chỉnh.
Bước 2
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản.
Một số phương thức đầu tư khác áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam theo hình thức đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư như sau:
1 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2 Trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư hoặc thủ tục thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư.
3 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đầu tư (đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư) để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư trên.
4 Hồ sơ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm:
Văn bản đề nghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm các nội dung:
- a. Tên, địa chỉ và người đại diện của nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- b.  Tên, địa chỉ, người đại diện, vốn điều lệ và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại
- c. Tóm tắt thông tin về nội dung sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- d. Đề xuất (nếu có)
Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc bán doanh nghiệp;
Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- a. Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại
- b. Thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- c. Phương án sử dụng lao động
- d. Thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại
- e. Thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại
- f. Trách nhiệm của các bên
Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại
Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép sáp nhập, mua lại (nếu có sự thay đổi)
5 Việc nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ về điều kiện tập trung kinh tế và quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thủ tục Đăng ký đối với dự án đầu tư trong nước
Đăng ký và thẩm tra đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
Các dự án đầu tư trong nước có tiến hành không phải thực hiện thủ tục đăng ký hay thẩm tra đầu tư hoặc phải thực hiện thủ tục đăng ký hay thẩm tra đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền tại Việt Nam để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
 Dự án không thuộc diện đăng ký đầu tư: - Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư.
 Lưu ý: Nhà đầu tư trong trường hợp này nếu có nhu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư thì có thể thực hiện theo thủ tục đăng ký đầu tư.
 Dự án thuộc diện đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư và Danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP
 Dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư:
-        Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên;
-        Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, tuỳ từng trường hợp cụ thể nhà đầu tư có thể không phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
1          Các dự án không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây:
- Các dự án không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn
- Các dự án sau khi điều chỉnh mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Các dự án mà sau khi điều chỉnh mà có vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam mà không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư.
2          Các dự án phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
2.1 Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh đối với các dự án sau đây:- Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp thuộc điều kiện không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh
2.2 Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
Đối với dự án đầu tư không cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Nhà đầu tư nộp Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đến cơ quan đăng ký đầu tư.
Đối với dự án đầu tư có cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Bước 1:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 2:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
3 Các dự án phải làm thủ tục thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
3.1 Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây:- Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
3.2 Thủ tục, hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
Bước 1:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư tại cơ quan cấp giấy Chứng nhận đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;
- Bản giải trình lý do điều chỉnh;
- Những thay đổi so với nội dung thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư
Bước 2:
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổ chức thẩm tra những nội dung điều chỉnh và đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tham khảo các thủ tục pháp lý tại Việt Luật :
Thành lập công ty cổ phần tại Hoàng Mai 
Thành lập công ty cổ phần tại Đống Đa 
Thành lập công ty cổ phần tại Thanh Xuân 
Thông tin liên hệ 
Công ty tư vấn Việt Luật 
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội 
Email : congtyvietluathanoi@gmail.com 
Hotline : 0965 999 345 - 0938 234 777 

0 comments:

Post a Comment