Pages

Monday 8 December 2014

Lĩnh vực hạn chế đầu tư tại Việt Nam

Giới thiệu danh sách lĩnh vực ngành nghề bị hạn chết hoặc cấm đầu tư tại Việt Nam , cụ thể những ngành nghề đó như sau : 
nganh-nghe-bi-cam-dau-tu-tai-viet-nam

1 Phát thanh, truyền hình.
2 Sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hoá.
3 Khai thác, chế biến khoáng sản.
4 Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
5 Xây dựng mạng bưu chính công cộng; cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát.
6 Xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, sân bay.
7 Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa.
8 Đánh bắt hải sản.
9 Sản xuất thuốc lá.
10 Kinh doanh bất động sản.
11 Kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối.
12 Giáo dục, đào tạo.
13 Bệnh viện, phòng khám.
14 Các lĩnh vực đầu tư khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cam kết hạn chế mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài.
Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực đầu tư quy định tại Phụ lục này phải phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư
I. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng

1. Sản xuất, chế biến các chất ma túy;

2. Đầu tư kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra.
II. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam

4. Các dự án xây dựng trong khuôn viên của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia; các dự án làm ảnh hưởng xấu đến kiến trúc, cảnh quan của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.

5. Sản xuất các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan.

6. Sản xuất đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

7. Kinh doanh mại dâm; buôn bán phụ nữ, trẻ em.

8. Thử nghiệm sinh sản vô tính trên người.
III. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường

9. Sản xuất hóa chất bảng 1 (theo Công ước Quốc tế).

10. Sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc không được phép sử dụng tại Việt Nam.

11. Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc-xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
IV. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo quy định của các điều ước quốc tế

12. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hoặc sử dụng các tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
V. Các dự án đầu tư khác bị cấm đầu tư theo quy định của pháp luật
Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo điều 29 Luật đầu tư
1. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:

a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;

d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;

đ) Dịch vụ giải trí;

e) Kinh doanh bất động sản;

g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;

h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;

i) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các lĩnh vực quy định tại khoản 1 trên, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.
4. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên.
5. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với các cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực đối với đầu tư nước ngoài.
Tư vấn pháp lý liên quan :
Những ngành nghề được ưu đãi khi thành lập công ty tại Việt Nam
Tư vấn thủ tục đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 
Thành lập công ty cổ phần tại Hoàng Mai

Những ngành nghề được ưu đãi khi đầu tư tại Việt Nam

Luật sư Việt Luật giới thiệu khách hàng những ngành nghề được ưu đãi khi các nhà đầu tư tiến hành đầu tư tại Việt Nam .
danh-sach-nghành-nghe-kinh-doanh-uu-dai

Cụ thể nội dung về danh sách ngành nghề như sau : 
I. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo
1. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
2. Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại đặc biệt, sắt xốp, phôi thép.
3. Đầu tư xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật, địa nhiệt, thủy triều. 4. Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học; dụng cụ chỉnh hình, xe, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật.
5. Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế; sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh.
6. Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, Internet, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.
7. Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
8. Đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn quá trình sản xuất công nghiệp; rô bốt công nghiệp.
II. Nuôi trồng, chế biến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới
9. Trồng, chăm sóc rừng.
10. Nuôi trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên đất hoang hoá, vùng nước chưa được khai thác.
11. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
12. Sản xuất giống mới, nhân và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
13. Sản xuất, khai thác, tinh chế muối.
III. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao
14. ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng công nghệ mới chưa được áp dụng tại Việt Nam; ứng dụng công nghệ sinh học.
15. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường.
16. Thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.
17. Nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
IV. Sử dụng nhiều lao động
18. Dự án sử dụng thường xuyên từ 5.000 lao động trở lên.
V. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án quan trọng
19. Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
VI. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục và thể thao
20. Đầu tư xây dựng cơ sở cai nghiện ma túy, cai nghiện thuốc lá.
21. Thành lập cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
22. Thành lập trung tâm lão khoa, hoạt động cứu trợ tập trung, chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi.
23. Xây dựng trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao, thể thao cho người tàn tật, cơ sở thể thao có thiết bị, phương tiện luyện tập và thi đấu đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải thi đấu quốc tế.
VII. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác
24. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm 25% doanh thu trở lên.
25. Dịch vụ cứu hộ trên biển.
26. Đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội.
DANH MỤC LĨNH VỰC ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo
1. Sản xuất: vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao; vật liệu tổng hợp thay thế gỗ; vật liệu chịu lửa; chất dẻo xây dựng; sợi thuỷ tinh; xi măng đặc chủng.
2. Sản xuất kim loại màu, luyện gang.
3. Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại.
4. Đầu tư xây dựng mới nhà máy điện, phân phối điện, truyền tải điện.
5. Sản xuất trang thiết bị y tế, xây dựng kho bảo quản dược phẩm, dự trữ thuốc chữa bệnh cho người đề phòng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
6. Sản xuất thiết bị kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm.
7. Phát triển công nghiệp hoá dầu.
8. Sản xuất than cốc, than hoạt tính.
9. Sản xuất: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh; thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản; thuốc thú y.
10. Nguyên liệu thuốc và thuốc phòng chống các bệnh xã hội; vắc xin; sinh phẩm y tế; thuốc từ dược liệu; thuốc đông y;
11. Đầu tư xây dựng cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá tính khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng thuốc, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu.
12. Phát triển nguồn dược liệu và sản xuất thuốc từ dược liệu; dự án nghiên cứu, chứng minh cơ sở khoa học của bài thuốc đông y và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc đông y; khảo sát, thống kê các loại dược liệu làm thuốc; sưu tầm, kế thừa và ứng dụng các bài thuốc đông y, tìm kiếm, khai thác sử dụng dược liệu mới.
13. Sản xuất sản phẩm điện tử.
14. Sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực: khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng, xi măng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim.
15. Đầu tư sản xuất khí cụ điện trung, cao thế, máy phát điện cỡ lớn.
16. Đầu tư sản xuất động cơ diezen; đầu tư sản xuất và sửa chữa, đóng tàu thuỷ; thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đánh cá; sản xuất máy, phụ tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực.
17. Sản xuất: thiết bị, xe, máy xây dựng; thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải; đầu máy xe lửa, toa xe.
18. Đầu tư sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu.
19. Đầu tư sản xuất thiết bị, máy cho ngành dệt, ngành may, ngành da, .
II. Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới
20. Trồng cây dược liệu.
21. Đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm.
22. Sản xuất nước hoa quả đóng chai, đóng hộp.
23. Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
24. Dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
25. Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi.
III. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao
26. Sản xuất thiết bị ứng phó, xử lý tràn dầu.
27. Sản xuất thiết bị xử lý chất thải.
28. Đầu tư xây dựng cơ sở, công trình kỹ thuật: phòng thí nghiệm,   trạm thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; đầu tư thành lập viện nghiên cứu.
IV. Sử dụng nhiều lao động
29. Dự án sử dụng thường xuyên từ 500 lao động đến 5.000 lao động.
V. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng
30. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và phục vụ đời sống cộng đồng nông thôn.
31. Đầu tư kinh doanh hạ tầng và đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn.
32. Xây dựng nhà máy nước, hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.
33. Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, cảng hàng không, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, nơi đỗ xe; mở thêm các tuyến đường sắt.
34. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
VI. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc
35. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; đầu tư xây dựng trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo dân lập, tư thục ở các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục đại học.
36. Thành lập bệnh viện dân lập, bệnh viện tư nhân.
37. Xây dựng: trung tâm thể dục, thể thao, nhà tập luyện, câu lạc bộ thể dục thể thao; cơ sở sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện thể dục thể thao.
38. Thành lập: nhà văn hoá dân tộc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; rạp hát, trường quay, cơ sở in tráng phim, rạp chiếu phim; sản xuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn hoá dân tộc và các trường văn hóa nghệ thuật.
39. Đầu tư xây dựng: khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái; khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí.
VII. Phát triển ngành nghề truyền thống
40. Xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa.
VIII. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác
41. Cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập và ứng dụng internet, các điểm truy cập điện thoại công cộng tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
42. Phát triển vận tải công cộng bao gồm: phát triển tàu biển, máy bay, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiện thủy nội địa chở khách hiện đại, tốc độ cao, phương tiện chở công-ten-nơ, phương tiện vận tải viễn dương.
43. Đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi nội thị.
44. Đầu tư xây dựng chợ loại I, khu triển lãm.
45. Sản xuất đồ chơi trẻ em.
46. Hoạt động huy động vốn, cho vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân.
47. Tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
48. Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh.
49. Sản xuất hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, hoá chất chuyên dùng, thuốc nhuộm.
50. Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hoá chất.
51. Sản xuất giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong nước; sản xuất bột giấy.
52. Dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt; sản xuất tơ, sợi các loại; thuộc, sơ chế da.
53. Dự án đầu tư sản xuất trong các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.\
Thông tin tư vấn 
Văn phòng luật sư công ty tư vấn Việt Luật 
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội 
Email : congtyvietluathanoi@gmail.com
Hotline : 0965 999 345 - 0938 234 777 
Tư vấn pháp lý liên quan 
Tư vấn giải thể văn phòng đại diện nước ngoài 
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 
Thủ tục thay đổi giấy phép đầu tư 

Tư vấn thủ tục đầu tư nước ngoài

Công ty tư vấn Việt Luật hướng dẫn thủ tục tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với những nội dung cụ thể như sau : 
tu-van-thu-tuc-dau-tu-nuoc-ngoai

I. THỦ TỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài
Các dự án đầu tư trực tiếp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải tiến hành thủ tục đăng ký hay thẩm tra đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền tại Việt Nam để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án thuộc diện đăng ký đầu tư
Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo Điều 29 Luật Đầu tư và Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà Đầu tư nước ngoài.
1. Hồ sơ đăng ký đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
2 . Hồ sơ đăng ký đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài có gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế (theo mẫu)
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh)
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Lưu ý:
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào tỉnh/thành phố phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thủ tục đăng ký đầu tư
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư:
Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên;
Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo Điều 29 Luật Đầu tư và Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài;
Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư.
1. Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư
1.1 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.1.1 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà Đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với các nhà đầu tư là cá nhân
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
1.1.2 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với các nhà đầu tư là cá nhân
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh)
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
1.2 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.2.1 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.2.2 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh)
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.3 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.3.1 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận Đầu tư (theo mẫu)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với các nhà đầu tư là cá nhân
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1.3.2 Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế

Trong trường hợp thẩm tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ thẩm tra đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với các nhà đầu tư là cá nhân
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh)
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
2. Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư
2.1 Thủ tục thẩm tra thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
Bước 1
Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó ít nhất có 1 bộ hồ sơ gốc đến Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố
Bước 2
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ
Bước 3
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình
Bước 4
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư
Bước 5
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý, Văn phòng Chính phủ thông báo bằng văn bản ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về dự án đầu tư.
Bước 6
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do
2.2 Thủ tục, quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Bước 1
Nhà đầu tư nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư 8 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc; nộp cho Ban Quản lý 4 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc (đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư).
Bước 2
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ
Bước 3
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình
Bước 4
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 5
Đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý tổng hợp ý kiến các cơ quan được hỏi ý kiến để quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, tuỳ từng trường hợp cụ thể nhà đầu tư có thể không phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
1. Các dự án không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
-        Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây: Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn.
2. Các dự án phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
2.1 Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh đối với các dự án sau đây: Dự án thuộc diện đăng ký điều chỉnh gồm các dự án có vốn đầu tư nước ngoài mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
2.2 Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
Bước 1
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc

- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc

- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thành lập công ty liên doanh trong trường điều chỉnh dự án dẫn đến thay đổi nội dung hợp đồng liên doanh;

- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh trong trường điều chỉnh dự án dẫn đến thay đổi nội dung hợp tác kinh doanh;
- Bản sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp trong trường điều chỉnh dự án dẫn đến thay đổi nội dung Điều lệ doanh nghiệp.
Bước 2
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong trường hợp
3. Các dự án phải làm thủ tục thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
3.1 Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây: Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc diện thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư.
3.2   Thủ tục, hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
Bước 1
Nhà đầu tư nộp hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư tại cơ quan cấp giấy Chứng nhận đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;
- Bản giải trình lý do điều chỉnh;
- Những thay đổi so với nội dung thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thành lập công ty liên doanh trong trường hợp điều chỉnh dự án có thay đổi nội dung hợp đồng liên doanh;
- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh trong trường hợp điều chỉnh dự án có thay đổi nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Bản sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp trong trường hợp điều chỉnh dự án có thay đổi nội dung Điều lệ doanh nghiệp.
Bước 2
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổ chức thẩm tra những nội dung điều chỉnh và đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chuyển đổi hình thức đầu tư của dự án có vốn đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài
1 Dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư được chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác đã được quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư
2 Dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc chuyển đổi theo quy định về đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3 Thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
Việc chuyển đổi hình thức đầu tư gắn với việc chuyển đổi hình thức công ty phải tuân thủ các quy định về chuyển đổi công ty của pháp luật về doanh nghiệp
Bước 1:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp đồng hợp tác kinh doanh phải gửi cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư hồ sơ chuyển đổi hình thức đầu tư bao gồm:

- Bản đăng ký/đề nghị chuyển đổi (theo mẫu)
- Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông hoặc thỏa thuận của các bên hợp doanh (đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển đổi hình thức đầu tư;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp chuyển đổi; hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Bước 2:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra quyết định điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và thông báo cho doanh nghiệp
Lưu ý
Quyết định của hội đồng thành viên doanh nghiệp liên doanh hoặc quyết định của nhà đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài), thỏa thuận của các bên hợp doanh (đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển đổi hình thức đầu tư phải thông báo cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định được thông qua.
Đăng ký lại, chuyển đổi Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1 Đăng ký lại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 01/7/2006 tại địa bàn tỉnh có thể tiến hàng đăng ký lại theo thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư theo Luật Đầu tư. Đăng ký lại phải được thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày 01/07/2006.
1.1 Các hình thức đăng ký lại doanh nghiệp
- Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu đăng ký lại thành công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư đăng ký lại thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại thành Công ty cổ phần.
1.2 Trình tự, thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp
Bước 1
Doanh nghiệp đăng ký lại nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố. Hồ sơ đăng ký lại bao gồm các tài liệu sau:

- Bản đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư (theo mẫu);
- Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp sửa đổi phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập (theo mẫu);
- Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thành lập công ty liên doanh;
- Trường hợp khi đăng ký lại, doanh nghiệp có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư, thì trong hồ sơ còn bao gồm các tài liệu tương ứng với nội dung điều chỉnh.
Bước 2
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới; nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản.
2 Chuyển đổi doanh nghiệp
2.1 Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp
- Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu trở lên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại
2.2 Điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp
- Doanh nghiệp chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đối với từng trường hợp chuyển đổi.
- Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là cổ đông sáng lập
2.3 Trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp
Việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể được tiến hành đồng thời với việc đăng ký lại hoặc sau khi doanh nghiệp đăng ký lại
Bước 1
Nhà đầu tư nộp hồ sơ chuyển đổi tại Sở Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm các tài liệu sau:

- Bản đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (theo mẫu);
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp
- Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp chuyển đổi và của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi;
- Thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp chuyển đổi;
- Phương án sử dụng lao động;
- Thời hạn thực hiện chuyển đổi.
- Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh
Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp có bổ sung thêm thành viên mới thì trong hồ sơ còn bao gồm:

- Đối với thành viên mới là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với thành viên mới là pháp nhân: bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của pháp nhân; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
- Đối với thành viên mới là pháp nhân nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi pháp nhân đó đã đăng ký, không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
- Trường hợp khi chuyển đổi, doanh nghiệp có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư thì trong hồ sơ chuyển đổi còn bao gồm các tài liệu tương ứng với nội dung điều chỉnh.
Bước 2:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản.
Lưu ý:
Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua quyết định.
2.4 Đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp trong trường hợp có cam kết chuyển giao không bồi hoàn
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản đã đầu tư sau khi kết thúc thời hạn hoạt động cho Chính phủ Việt Nam được đăng ký lại, chuyển đổi theo thủ tục như trên nếu việc đăng ký lại, chuyển đổi không làm thay đổi nội dung cam kết về chuyển giao không bồi hoàn đối với dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư.
- Trường hợp đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có thay đổi nội dung liên quan đến việc chuyển giao không bồi hoàn thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Điều chỉnh giấy phép đầu tư đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại và các giấy tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không đổi Giấy chứng nhận đầu tư
1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 01/01/2006 có quyền thực hiện không đăng ký lại. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ
2 Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không đổi Giấy chứng nhận đầu tư, nếu có nhu cầu, được xem xét điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
3 Hồ sơ điều chỉnh, trình tự, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh được thực hiện theo các quy định về điều chỉnh dự án đầu tư tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Trong đó, Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh giấy phép đầu tư sử dụng theo mẫu MĐ-16
4 Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận đề nghị điều chỉnh Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp, hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận điều chỉnh này là một bộ phận không tách rời của Giấy phép đầu tư
5 Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra văn bản chấp thuận mà không cần điều chỉnh Giấy phép đầu tư đối với các trường hợp điều chỉnh sau đây
- Mở văn phòng giao dịch, kho hàng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm (không mang tính sản xuất) trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Thay đổi địa điểm trụ sở chính trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trình tự, thủ tục đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư
Việc đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 1 tháng 7 năm 2006. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có yêu cầu thì thực hiện thủ tục đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 1
Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố. Hồ sơ đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Bản đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
- Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh.
Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì trong hồ sơ còn kèm theo các tài liệu tương ứng với yêu cầu điều chỉnh.
Bước 2
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản.
Một số phương thức đầu tư khác áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam theo hình thức đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư như sau:
1 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2 Trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư hoặc thủ tục thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư.
3 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đầu tư (đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư) để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư trên.
4 Hồ sơ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm:
Văn bản đề nghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm các nội dung:
- a. Tên, địa chỉ và người đại diện của nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- b.  Tên, địa chỉ, người đại diện, vốn điều lệ và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại
- c. Tóm tắt thông tin về nội dung sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- d. Đề xuất (nếu có)
Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc bán doanh nghiệp;
Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- a. Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại
- b. Thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- c. Phương án sử dụng lao động
- d. Thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại
- e. Thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại
- f. Trách nhiệm của các bên
Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại
Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép sáp nhập, mua lại (nếu có sự thay đổi)
5 Việc nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ về điều kiện tập trung kinh tế và quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thủ tục Đăng ký đối với dự án đầu tư trong nước
Đăng ký và thẩm tra đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
Các dự án đầu tư trong nước có tiến hành không phải thực hiện thủ tục đăng ký hay thẩm tra đầu tư hoặc phải thực hiện thủ tục đăng ký hay thẩm tra đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền tại Việt Nam để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
 Dự án không thuộc diện đăng ký đầu tư: - Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư.
 Lưu ý: Nhà đầu tư trong trường hợp này nếu có nhu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư thì có thể thực hiện theo thủ tục đăng ký đầu tư.
 Dự án thuộc diện đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư và Danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP
 Dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư:
-        Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên;
-        Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư
Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, tuỳ từng trường hợp cụ thể nhà đầu tư có thể không phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
1          Các dự án không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây:
- Các dự án không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn
- Các dự án sau khi điều chỉnh mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Các dự án mà sau khi điều chỉnh mà có vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam mà không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư.
2          Các dự án phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
2.1 Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh đối với các dự án sau đây:- Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp thuộc điều kiện không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh
2.2 Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
Đối với dự án đầu tư không cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Nhà đầu tư nộp Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đến cơ quan đăng ký đầu tư.
Đối với dự án đầu tư có cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Bước 1:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 2:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
3 Các dự án phải làm thủ tục thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
3.1 Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây:- Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
3.2 Thủ tục, hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
Bước 1:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư tại cơ quan cấp giấy Chứng nhận đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;
- Bản giải trình lý do điều chỉnh;
- Những thay đổi so với nội dung thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư
Bước 2:
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổ chức thẩm tra những nội dung điều chỉnh và đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tham khảo các thủ tục pháp lý tại Việt Luật :
Thành lập công ty cổ phần tại Hoàng Mai 
Thành lập công ty cổ phần tại Đống Đa 
Thành lập công ty cổ phần tại Thanh Xuân 
Thông tin liên hệ 
Công ty tư vấn Việt Luật 
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội 
Email : congtyvietluathanoi@gmail.com 
Hotline : 0965 999 345 - 0938 234 777 

Friday 7 November 2014

Thủ tục đính chính sổ đỏ tại Hà Nội

Việt Luật hướng dẫn quý khách hàng thủ tục đính chính sổ đỏ nhà đất tại Hà Nội với nội dung cụ thể như sau :
dich-vu-dinh-chinh-so-do

Các dịch vụ liên quan tới sổ đỏ nhà đất Việt Luật cung cấp :
Dịch vụ tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất 
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất 
I . Trình tự thực hiện
1. Khi người sử dụng đất phát hiện có sai sót, nhầm lẫn về nội dụng thông tin ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp hồ sơ để đính chính tại Văn phòng Đăng kí Quyền sử dụng đất thuộc Phòng TNMT
2. Ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng kí Quyền sử dụng đất có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Phòng TNMT thành phố. Phòng TNMT có trách nhiệm kiểm tra về nội dung sai sót, nhầm lẫn thông tin đã ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó thực hiện đính chính lại trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
3. Văn phòng Đăng kí Quyền sử dụng đất trả kết quả cho công dân
II . Việt Luật chuẩn bị hồ sơ đính chính sổ đỏ
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị đính chính nội dung thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Các giấy tờ liên quan đến việc đề nghị đính chính;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Trong quá trình làm hồ sơ cũng như thủ tục đính chính sổ đỏ của khách hàng Việt Luật đại diện khách hàng làm các thủ tục cần thiết  cho tới khi hoàn thành quy trình thực hiện dịch vụ.
III . Thông tin liên hệ Việt Luật
Địa chỉ trụ sở: Phòng 401 số 126 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 04.3997.42.88 or 0965 999 345
Email : congtyvietluathanoi@gmail.com
Tham khảo bảng giá tại Việt Luật :
bang-gia-viet-luat


Dịch vụ tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất

Việt Luật chuyên cung cấp dịch vụ xin cấp lại sổ đỏ bị mất cho khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội và Sài Gòn với nội dung cụ thể như sau :
thu-tuc-cap-so-do-bi-mat

Các dịch vụ sổ đỏ tại Việt Luật
Dịch vụ cấp sổ đỏ cho nhà tái định cư 
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất 
Quy trình Việt Luật tư vấn cấp lại sổ đỏ  bị mất như sau :
1 .Trình tự thủ tục :   
 Bước 1: Người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đến UBND cấp xã, phường nơi có đất nộp đơn khai báo về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cam kết trước pháp luật về việc khai báo của mình.
Bước 2:  Sau khi nhận đơn khai báo cán bộ địa chính cấp xã phường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Xác định số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của giấy chứng nhận bị mất;
Chuyển đơn khai báo lên phòng tài nguyên và môi trường thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Niêm yết thông báo việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất.
2 . Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bao gồm:     
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu);
Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy;
Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hoả hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.  
 3 . Quy trình cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Việt luật:
 •  Soạn thảo hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật;
 •  Xử lý hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm khi có yêu cầu;    
 •  Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  
 4 . Phí và thời gian: 
Phí dịch vụ   : 10.000.000 đồng (mười triệu đồng)
Về thời gian : 30 ngày làm việc kể từ ngày ký hồ sơ hợp lệ
Các quy trình soạn thảo, nộp hồ sơ và nhận giấy phép do Việt Luật thực hiện.
Đến với Việt Luật quý kháchKHÔNG ĐI LẠI, KHÔNG CHỜ ĐỢI
Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:
TP.Hà Nội liên hệ : 0965.999.345 Ms.Liên (Email: congtyvietluathanoi@gmail.com)
TP. HCM liên hệ   : 0938.234.777 Ms.Sương để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhằm đưa ra dịch vụ tư vấn cấp lại sổ đỏ do bị mất  uy tín – giá ưu đãi nhất.

Dịch vụ cấp sổ đỏ cho nhà tái định cư

Luật sư Việt Luật tư vấn khách hàng thủ tục cũng như những quy đinh pháp lý trong quá trình xin cấp sổ đỏ mới , làm lại sổ đỏ hay cấp sổ đỏ cho nhà tái định cư. Tài liệu : Quy định về phát triển quản lý nhà tái đinh cư Việt Luật tư vấn nội dung như sau :
cung-cap-so-do-nha-tai-dinh-cu

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phòng quản lý chính sách thuộc Xí nghiệp khai thác dịch vụ
Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí)
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm :
1.Đơn xin cấp GCNQSDĐ (theo mẫu)
2. Hợp đồng mua bán với công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội
3. CMTND, sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực)
4. Biên bản bàn giao nhà (bản sao chứng thực)
5. Hồ sơ kỹ thuật căn hộ (bản chính);
6. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao chứng thực)
7. Hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ), bản sao
8. Trong trường hợp được ủy quyền thì phải có hợp đồng ủy quyền (kèm theo CMND và sổ hộ khẩu của cả hai bên).
Để có thông tin tư vấn chi tiết về thủ tục cũng như chi phí dịch vụ quý khách hàng gọi ngay cho luật sư chúng tôi 0965 999 345 hay gửi thông tin mail : congtyvietluathanoi@gmail.comđể được tư vấn rõ nét các vấn đề pháp lý liên quan.
Văn phòng luật sư Việt Luật 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội.
Tham khảo các dịch vụ tại Việt Luật
Dịch vụ cấp mới sổ đỏ Hà Nội
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất 

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Dịch vụ tư vấn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ vườn sang đất ở được tư vấn  Việt Luật giới thiệu tới khách hàng ,giúp khách hàng hiểu rõ những quy định về luật chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
chuyen-doi-muc-dich-su-dung-dat

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
Căn cứ nghị định 181 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai
1/  Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất như sau:  
Dự án đầu tư của tổ chức có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được vơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước.
Hộ gia đình, cá nhân có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc xác nhận nhu cầu sử dụng đất, xác nhận về việc hộ gia đình cá nhân đó chấp hành tốt pháp luật về đất đai.
Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2/  Trình tự và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất  
  • Giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về sử dụng đất hợp lệ
  • Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa; Xem xét tính phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Chỉ đạo văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc làm trích sao hồ sơ địa chính. Sau đó gửi cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp và gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
  • Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trình ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3/  Thời gian thực hiện:

  • 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lê.

4/  Nghĩa vụ tài chính khi được chuyển mục đích sử dụng đất:

  • Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.  
  • Giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng của đất sau khi chuyển mục đích sử dụng tại thời điểm ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
  • Giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định theo quy định hiện hành của chính phủ, bộ tài chính và ủy ban nhân dân tỉnh

5/ Giá dịch vụ:

  • Theo thỏa thuận. giữa khách hàng và Việt Luật

Thông tin liên hệ 
Công ty tư vấn Việt Luật
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Email : congtyvietluathanoi@gmail.com
Hotline : 0965 999 345 - 0938 234 777

Thursday 21 August 2014

Thành lập công ty cổ phần tại Hoàng Mai

Việt Luật hướng dẫn quý khách hàng dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần trên địa bàn quận Hoàng Mai với nội dung cụ thể như sau :
cong-ty-co-phan-quan-thanh-xuan

Công ty cổ phần là gì?
 Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Ưu - Nhược điểm của công ty cổ phần:
Ưu điểm:
- Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;
- Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
Nhược điểm:
- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp;
- Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
- Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần:
 Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005 quy định về điều kiện thành lập công ty cổ phần bao gồm:
 Quy định điều kiện cơ bản về thành lập công ty cổ phần:
- Tên công ty cổ phần: phải đáp ứng việc không bị trùng, bị gây nhầm lẫn, không được vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khác trước đó đã thành lập hoặc đăng ký trên toàn quốc...
- Trụ sở đăng ký công ty cổ phần: Phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, phải có địa chỉ rõ ràng, không thuộc diện quy hoạch theo quy hoạch của tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính.
- Ngành nghề kinh doanh: Đáp ứng tuân thủ theo pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh cần đăng ký. đảm bảo ngành nghề kinh doanh đó phải có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc trong luật chuyên ngành có quy định.
- Cổ đông sáng lập/ cổ đông góp vốn: Không thuộc điều cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật khác (ví dụ: không là cán bộ công chức, không là người mất năng lực hành vi, hay chưa đủ tuổi...).
- Điều kiện về vốn đối với doanh nghiệp cổ phần: Vốn phải đảm bảo về vốn pháp định, vốn góp thực tế đủ để thực hiện các hành vi kinh doanh...
 Quy định điều kiện riêng dành cho công ty cổ phần:
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và số lượng tối đa không hạn chế.
- Các cổ đông sáng lập phải mua tối thiểu 20% số cổ phần phổ thông đã đăng ký góp.
- Số cổ phần đăng ký góp sẽ cam kết góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm :
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);
2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản) ;
3. Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1 bản);
4. Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1bản).
- Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo quy định nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (mỗi loại 1bản);
5. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản) ;
6. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản);
7. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản);
8. Tờ khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản).
Quý khách hàng chỉ cần CMND hoặc hộ chiếu của thành viên tham gia
Chứng chỉ ngành nghề nếu đăng ký ngành nghề có điều kiện
Chi phí dịch vụ : 1.500.000 VNĐ ( Đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ )
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần của Việt Luật:
 Quý khách muốn thành lập công ty cổ phần thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ rồi gửi lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chờ xét duyệt. Quý khách có thể tự hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc ủy quyền cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà nước để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng vì thế khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Quý khách tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Việt Luật sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ dịch vụ như:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty cổ phần như: Tư vấn lựa chọn tên công ty; Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;....
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Thành lập công ty cổ phần, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
- Việt Luật sẽ đại diện soạn hồ sơ đăng ký Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng;
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ đăng ký Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ : 
Công ty tư vấn Việt Luật
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Email : congtyvietluathanoi@gmail.com
Hotline : 0965 999 345


Wednesday 20 August 2014

Thành lập công ty cổ phần tại Đống Đa

Việt Luật hướng dẫn và hỗ trợ quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty cổ phần trên địa bàn quận Đống Đa - Hà Nội với nội dung cụ thể như sau :
dau-tu-nuoc-ngoai

Điều kiện thành lập công ty cổ phần:
 Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005 quy định về điều kiện thành lập công ty cổ phần bao gồm:
 Quy định điều kiện cơ bản về thành lập công ty cổ phần:
- Tên công ty cổ phần: phải đáp ứng việc không bị trùng, bị gây nhầm lẫn, không được vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khác trước đó đã thành lập hoặc đăng ký trên toàn quốc...
- Trụ sở đăng ký công ty cổ phần: Phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, phải có địa chỉ rõ ràng, không thuộc diện quy hoạch theo quy hoạch của tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính.
- Ngành nghề kinh doanh: Đáp ứng tuân thủ theo pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh cần đăng ký. đảm bảo ngành nghề kinh doanh đó phải có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc trong luật chuyên ngành có quy định.
- Cổ đông sáng lập/ cổ đông góp vốn: Không thuộc điều cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật khác (ví dụ: không là cán bộ công chức, không là người mất năng lực hành vi, hay chưa đủ tuổi...).
- Điều kiện về vốn đối với doanh nghiệp cổ phần: Vốn phải đảm bảo về vốn pháp định, vốn góp thực tế đủ để thực hiện các hành vi kinh doanh...
 Quy định điều kiện riêng dành cho công ty cổ phần:
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và số lượng tối đa không hạn chế.
- Các cổ đông sáng lập phải mua tối thiểu 20% số cổ phần phổ thông đã đăng ký góp.
- Số cổ phần đăng ký góp sẽ cam kết góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);
2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản) ;
3. Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1 bản);
4. Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1bản).
- Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo quy định nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (mỗi loại 1bản);
5. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản) ;
6. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản);
7. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản);
8. Tờ khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản).
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần của Việt Luật:
 Quý khách muốn thành lập công ty cổ phần thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ rồi gửi lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chờ xét duyệt. Quý khách có thể tự hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc ủy quyền cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà nước để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng vì thế khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Quý khách tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Việt Luật sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ dịch vụ như:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty cổ phần như: Tư vấn lựa chọn tên công ty; Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;....
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Thành lập công ty cổ phần, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
- Việt Luật sẽ đại diện soạn hồ sơ đăng ký Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng;
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ đăng ký Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.
Quý khách hàng chỉ cần chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên góp vốn
Chứng chỉ ngành nghề nếu đăng ký ngành nghề có điều kiện
Chi phí dịch vụ : 1.500.000 VNĐ ( Đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ )

Tư vấn thành lập công ty cổ phần Thanh Xuân

Bạn đang có kế hoạch chung vốn với người thân để thành lập công ty cổ phần nhưng lại gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục? Hãy để chúng tôi tháo gỡ mọi khó khăn cho bạn, chúng tôi sẽ tư vấn và đại diện hoàn tất các thủ tục thành lập công ty cổ phần cho bạn một cách nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất.
thanh-lap-cong-ty-quan-thanh-xuan

Điều kiện thành lập công ty cổ phần:
 Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005 quy định về điều kiện thành lập công ty cổ phần bao gồm:
 Quy định điều kiện cơ bản về thành lập công ty cổ phần:
- Tên công ty cổ phần: phải đáp ứng việc không bị trùng, bị gây nhầm lẫn, không được vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khác trước đó đã thành lập hoặc đăng ký trên toàn quốc...
- Trụ sở đăng ký công ty cổ phần: Phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, phải có địa chỉ rõ ràng, không thuộc diện quy hoạch theo quy hoạch của tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính.
- Ngành nghề kinh doanh: Đáp ứng tuân thủ theo pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh cần đăng ký. đảm bảo ngành nghề kinh doanh đó phải có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc trong luật chuyên ngành có quy định.
- Cổ đông sáng lập/ cổ đông góp vốn: Không thuộc điều cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật khác (ví dụ: không là cán bộ công chức, không là người mất năng lực hành vi, hay chưa đủ tuổi...).
- Điều kiện về vốn đối với doanh nghiệp cổ phần: Vốn phải đảm bảo về vốn pháp định, vốn góp thực tế đủ để thực hiện các hành vi kinh doanh...
 Quy định điều kiện riêng dành cho công ty cổ phần:
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và số lượng tối đa không hạn chế.
- Các cổ đông sáng lập phải mua tối thiểu 20% số cổ phần phổ thông đã đăng ký góp.
- Số cổ phần đăng ký góp sẽ cam kết góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);
2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản) ;
3. Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1 bản);
4. Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1bản).
- Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo quy định nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (mỗi loại 1bản);
5. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản) ;
6. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản);
7. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản);
8. Tờ khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản).
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần của Việt Luật:
 Quý khách muốn thành lập công ty cổ phần thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ rồi gửi lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chờ xét duyệt. Quý khách có thể tự hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc ủy quyền cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà nước để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng vì thế khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Quý khách tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Việt Luật sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ dịch vụ như:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty cổ phần như: Tư vấn lựa chọn tên công ty; Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;....
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Thành lập công ty cổ phần, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
- Việt Luật sẽ đại diện soạn hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần cho khách hàng;
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ đăng ký Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.
Chi phí thành lập công ty : 1.500.000 VNĐ ( Đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ )
Hay liên hệ ngay với chúng tôi để có tư vấn rõ nét nhất về quy trình cũng như chi phí dịch vụ.

Thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội

Bạn đang có kế hoạch chung vốn với người thân để thành lập công ty cổ phần nhưng lại gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục? Hãy để Việt Luật tháo gỡ mọi khó khăn cho bạn, chúng tôi sẽ tư vấn và đại diện hoàn tất các thủ tục thành lập công ty cổ phần cho bạn một cách nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất.
Công ty cổ phần là gì?
thanh-lap-cong-ty-co-phan-quan-nam-tu-liem

 Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Ưu - Nhược điểm của công ty cổ phần:
Ưu điểm:
- Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;
- Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
Nhược điểm:
- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp;
- Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
- Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần:
 Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005 quy định về điều kiện thành lập công ty cổ phần bao gồm:
 Quy định điều kiện cơ bản về thành lập công ty cổ phần:
- Tên công ty cổ phần: phải đáp ứng việc không bị trùng, bị gây nhầm lẫn, không được vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khác trước đó đã thành lập hoặc đăng ký trên toàn quốc...
- Trụ sở đăng ký công ty cổ phần: Phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, phải có địa chỉ rõ ràng, không thuộc diện quy hoạch theo quy hoạch của tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính.
- Ngành nghề kinh doanh: Đáp ứng tuân thủ theo pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh cần đăng ký. đảm bảo ngành nghề kinh doanh đó phải có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc trong luật chuyên ngành có quy định.
- Cổ đông sáng lập/ cổ đông góp vốn: Không thuộc điều cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật khác (ví dụ: không là cán bộ công chức, không là người mất năng lực hành vi, hay chưa đủ tuổi...).
- Điều kiện về vốn đối với doanh nghiệp cổ phần: Vốn phải đảm bảo về vốn pháp định, vốn góp thực tế đủ để thực hiện các hành vi kinh doanh...
 Quy định điều kiện riêng dành cho công ty cổ phần:
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và số lượng tối đa không hạn chế.
- Các cổ đông sáng lập phải mua tối thiểu 20% số cổ phần phổ thông đã đăng ký góp.
- Số cổ phần đăng ký góp sẽ cam kết góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);
2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản) ;
3. Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1 bản);
4. Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1bản).
- Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo quy định nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (mỗi loại 1bản);
5. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản) ;
6. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản);
7. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản);
8. Tờ khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản).
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần của Việt Luật:
 Quý khách muốn thành lập công ty cổ phần thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ rồi gửi lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chờ xét duyệt. Quý khách có thể tự hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc ủy quyền cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà nước để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng vì thế khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Quý khách tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Việt Luật sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ dịch vụ như:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty cổ phần như: Tư vấn lựa chọn tên công ty; Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;....
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc thành lập công ty cổ phần, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
- Việt Luật sẽ đại diện soạn hồ sơ đăng ký Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng;
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ đăng ký Thành lập công ty cổ phần cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ 
Công ty tư vấn Việt Luật
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Email : congtyvietluathanoi@gmail,com

Monday 23 June 2014

Dịch vụ tư vấn và cấp mới visa cho người nước ngoài

cap-moi-gia-han-visa-nguoi-nuoc-ngoai
Công ty tư vấn Việt Luật cung cấp dịch vụ thủ tục cấp visa cho người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam.
Visa (còn gọi là thị thực nhập cảnh) là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Thông thuờng visa được cấp bằng cách đóng vào sổ hộ chiếu. Trước đây do các nước chưa bình thường hóa quan hệ với VN, Việt Kiều về nước thường được cấp một visa rời.
1 . Thủ tục Cấp mới và gia hạn Visa    

  • Bản chính hộ chiếu, thị thực (visa), phiếu xuất nhập cảnh.
  • 01 bản sao y hoặc 01 bản photo (có bản chính để đối chiếu ) các loại giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam (tuỳ trường hợp cụ thể nộp giấy tờ thích hợp Giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, giấy phép lao động, giấy xác nhận thành viên hội đồng quản trị, chi nhánh công ty nước ngoài, giấy đăng ký kết hôn, khai sinh…).

2 . Thời gian: 7 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ  

  • Ngoài dịch vụ làm thủ tục cấp visa Việt Luật cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp hay mở văn phòng đại điện cho người nước ngoài tại Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với luật sư của chúng tôi , bạn sẽ có được tư vấn rõ nét về quy trình cũng như chi phí dịch vụ.
  • Những trường hợp quý khách hàng đã có thẻ tạm trú nhưng vì nguyên nhân nào đó muốn đổi thẻ tạm trú xem chi tiết " Thủ tục đổi thẻ tạm trú "
  • Lưu ý : Quý khách hàng liên hệ trực tiếp với luật sư Việt Luật để được tư vấn và cập nhật thông tin mới nhất và chi phí cũng như quy trình dịch vụ để  trách nhầm lẫn cho khách hàng.

" Việt Luật rất  hân hạnh được phục vụ quý khách hàng trong thời gian sớm nhất "
Các quy trình soạn thảo, nộp hồ sơ và nhận giấy phép do Việt Luật thực hiện.
Đến với Việt Luật quý khách “KHÔNG ĐI LẠI, KHÔNG CHỜ ĐỢI“
Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:
TP.Hà Nội liên hệ: 0965 999 345 Ms.Liên (Email: congtyvietluathanoi@gmail.com)
TP. HCM liên hệ: 0969 522 622 Mr.Sơn để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhằm đưa ra dịch vụ tư vấn cấp mới và gia hạn visa cho người nước ngoài  uy tín – giá ưu đãi nhất.